Chào mừng bạn đến với Sonchongtham.com.vn

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Đăng bởi: Phạm Cương Ngày 15-11-2023 | 93 lượt xem

Sơn chống thấm vô cùng quan trọng đối với mọi công trình xây dựng dù là cải tạo cũ hay là xây dựng mới, vậy sơn chống thấm có những loại nào ? áp dụng công nghệ sản xuất ra sao? đơn vị nào cung cấp dây chuyền sản xuất và chuyển giao công nghệ ? cùng sơn chống thấm tìm hiểu qua nội dung bên dưới nhé !

Sơn chống thấm là gì ?

Sơn chống thấm là loại sơn có tác dụng ngăn chặn sự thấm nước cho các công trình như tầng hầm, bể nước, bể bơi, sân thượng, nền nhà, bờ tường, sê nô, sàn nhà vệ sinh, v.v…Do đặc tính của mỗi loại sơn chống thấm khác nhau, nên công thức sản xuất khác nhau như: Sơn chống thấm sàn, sơn chống thấm xi măng, sơn chống thấm 1 thành phần, sơn chống thấm 2 thành phần, sơn chống thấm bitum....

sơn chống thấm có thực sự quan trọng

Công nghệ sản xuất sơn chống thấm và các loại chống thấm trên thị trường

Với các loại sơn chống thấm thì đều có một điểm chung đó là, tạo màng ngăn chặn sự thấm của nước từ trong ra, từ ngoài vào, từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Do những yếu tố và điều kiện chống thấm khác nhau, nên thông thường trên thị trường có các loại chống thấm như sau:

Sơn chống thấm sàn gốc xi măng 2 thành phần

Là loại sơn chống thấm pha xi măng, tạo màng bảo vệ sự xâm nhập của nước tại các vị trí như : Sân thượng, sê nô, ban công, sàn toilet, sàn bếp, tầng hầm, bể bơi, chân tường, các bề mặt sàn bê tông hoặc vữa xi măng. Với những tính năng ưu việt về khả năng bảo vệ sàn hoàn hảo, ngăn nước thấm vào bề mặt, liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng, chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, độ bền rất cao trên 15 năm, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.

Định mức lý thuyết

Độ dày khi khô là 200 - 250 micron (cho mỗi lớp) ở điều kiện thi công bình thường.

2 tiếng, tùy thuộc điều kiện thời tiết.

2.0 - 2.5 m²/kg/2 lớp. Tùy thuộc yêu cầu thi công, bề mặt và kỹ thuật thi công.

Chuẩn bị bề mặt thi công

Đối với bề mặt cũ phải cạo bỏ dầu mỡ, rêu mốc, các lớp sơn cũ, bụi phấn và các lớp xi măng đã bị phong hóa.

Bề mặt vữa xi măng, bê tông mới phải đạt đủ mác và không bong tróc, đối với sàn, cần để kết cấu vữa xi măng ổn định ( tối thiểu 21 ngày ). Sau đó mới tiến hành sơn chống thấm xi măng 2 thành phần.

Làm ẩm bề mặt trước khi thi công để chất chống thấm, tạo điều kiện để sơn thẩm thấm vào bề mặt và bám dính tốt hơn.

Thi công chống thấm xi măng đúng cách

Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp pha trộn theo tỷ lệ như sau:

1Kg xi măng + 0.5lít nước + 1kg Sơn chống thấm xi măng 2 thành phần.

Trộn kỹ trước hỗn hợp xi măng và nước để khoảng 10 phút, dùng máy khuấy cầm tay khuấy đều. Sau đó cho sơn chống thấm xi măng 2 thành phần vào trộn đều và thi công. Hỗn hợp sau khi pha trộn phải được sử dụng hết trong vòng 1 tiếng, dung đến đâu trộn đến đó. Đặc biệt cần lưu ý công thức pha trước với pha sau phải đồng bộ.

Bước 2: Thi công lên bề mặt 2 - 3 lớp sơn chống thấm sau khi hỗn hợp, mỗi lớp cách nhau 6 - 8 tiếng. Để bề mặt khô ít nhất 5 - 7 ngày trước khi thi công các hạn mục khác.

chống thấm xi măng tường đứng đúng cách

Lưu ý đặc biệt của dòng sơn xi măng 2 thành phần

Sơn chống thấm xi măng 2 thành phần dành cho sàn đạt độ cứng tuyệt đối sau 7 ngày.

Chịu áp lực ngược nhẹ nếu thi công 3 lớp (tại vị trí như: hồ bơi, bể nước, sàn tầng hầm hay chân tường)

Nếu bề mặt thi công có vết nứt thì phải sử dụng chất chống thấm co giãn thi công trước

Nên cán lớp vữa hồ xi măng lên trên. 

Nếu đã trộn sơn chống thấm xi măng 2 thành phần với hỗn hợp xi măng và nước thì phải dùng trong vòng 1 tiếng, vì sau thời gian đó sản phẩm sẽ bị đông sệt, sẽ sảy ra hiện tượng vón cục, vệt trắng cũng như các hiện tượng khác. Dùng đến đâu trộn xi măng đến đó, tuân thủ cách pha sơn chống thấm xi măng như sau :

Pha đúng tỷ lệ 1Kg xi măng + 0.5lít nước + 1kg

Thời gian khô bề mặt 2 tiếng

Thi công lớp 2 sau 6 - 8 tiếng

sơn chống thấm xi măng 2 thành phần

Sơn chống thấm màu tường đứng 1 thành phần

Là chất chống thấm hệ nước, một thành phần, gốc acrylic. Sơn chống thấm màu có khả năng chống thấm bền bỉ, màng chống thấm co giãn và có bề mặt hoàn thiện như sơn trang trí với những màu sắc hiện đại. Cấu tạo màng sơn đặc biệt giúp chống bám bụi, rêu mốc ở mức tối đa. Về thi công sơn chống thấm màu rất tiện lợi, không cần pha trộn xi măng và thi công trực tiếp lên vữa/ xi măng ( đối với tường mới ), thay cho hệ sản phẩm sơn trang trí thông thường.

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Ưu điểm của chống thấm màu tường đứng

Chống thấm và kháng ẩm vượt trội

Màng chống thấm co giãn giúp hạn chế nứt chân chim

Chống bám bụi, giúp bề mặt tường luôn sạch

Bám dính trực tiếp trên bề mặt xi măng, bê tông

Thi công đơn giản như sơn trang trí

Hàm lượng VOC thấp (VOC < 50mg/lít)

Định mức lý thuyết

2 - 3 m2/kg cho 2 - 3 lớp tùy thuộc vào điều kiện thi công của tường.

Độ dày

115 - 170 µm tương ứng với định mức trên, ở điều kiện thi công bình thường.

chống thấm màu tường đứng topping

Thi công chống thấm màu tường đứng đúng cách

Đối với tường mới : Tường mới phải để khô và ổn định kết cấu (tối thiểu 12-15 ngày) và làm sạch bụi bẩn. Nên kiểm tra đảm bảo độ ẩm tường <16% theo máy đo độ ẩm Protimeter. Bề mặt tường bê tông, hồ vữa xi măng phải đạt đủ mác, không lồi lõm, đảm bảo độ phẳng tương đối.

Đối với tường cũ : Tường cũ phải loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ, rêu mốc, các lớp sơn, vôi cũ khỏi bề mặt, sau đó rửa kỹ bằng nước sạch và để khô. Nên kiểm tra đảm bảo độ ẩm tường <16% theo máy đo độ ẩm Protimeter. Thi công tối thiểu một lớp sơn lót kháng kiềm ngoại thất trước khi thi công sơn phủ chống thấm màu tường đứng.

Thi công

Bước 1: Cậy nắp khuấy thật kỹ thùng sơn để đảm bảo đồng nhất màu và hỗn hợp.

Bước 2: Thi công hoàn thiện 2 - 3 lớp sơn chống thấm màu, mỗi lớp cách nhau từ 3 – 4 giờ.

Lưu ý thi công sơn chống thấm màu :

Nếu thời tiết quá khô cần làm ẩm tường trước khi thi công. Thi công vào ngày nắng ráo, nhiệt độ bề mặt không quá 35 độ C.

Vệ sinh dụng cụ bằng nước sạch ngay sau khi sử dụng.

Tránh tiếp xúc với nước tối thiểu 8 giờ sau khi hoàn thiện.

Sơn chống thấm sàn Polyurethane 1 thành phần

Là các sản phẩm ứng dụng của hợp chất Polyurethane với mục đích chống thấm. Chống thấm Polyurethane (PU) thường ở dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, tạo thành màng chống thấm đàn hồi vĩnh cửu, có khả năng kháng nước, kháng khuẩn tuyệt vời, chịu lực, đàn hồi, chống nhiệt, chống tia cực tím..

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Thông số kỹ thuật

Thời gian thi công: ≤ 30 phút

Thời gian khô không dính tay: 2 ÷ 3 giờ

Thời gian khô hoàn toàn: ≥ 7 ngày

Cường độ kéo đứt (ASTM D412): ≥ 3.0 MPa

Độ giãn dài khi đứt (ASTM D412): ≥ 600 %

Độ cứng Shore A (ASTM D2240): 70 ± 10

Cường độ bám dính trên nền bê tông (ASTM D4541): ≥ 1.5 MPa

Khả năng chịu thời tiết, 1000 giờ tia UV (ASTM D4587): Không ảnh hưởng

Độ bền với các dung dịch H2SO4 10% và NaOH 5% trong thời gian 7 ngày: Không ảnh hưởng

Khả năng chịu ăn mòn vi sinh vật và muối: Tốt

Định mức lý thuyết thi công chống thấm Polyurethane 1 thành phần

Lớp thứ nhất: 0.50 kg/ m2 / lớp;

Các lớp tiếp theo: 0.75 kg/ m2 / lớp;

Thi công tối thiểu 2 – 3 lớp. Trong điều kiện bề mặt đặc biệt có thể thi công > 3 lớp.

Nhiệt độ cho phép thi công: 10oC – 35oC

Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Hướng dẫn thi công sơn chống thấm Polyurethane 1 thành phần

Bước 1 : Chuẩn bị dụng cụ thi công

Rulo, máy khuấy

Chuẩn bị lượng sơn thi công cho diện tích cần thực hiện

Sơn lót chống thấm

Bước 2 : Chuẩn bị bề mặt thi công

Bề mặt lớp nền phải đảm bảo sạch sẽ khô ráo, bề mặt bê tông cũ hoặc mới, bề mặt gạch gốm, gạch men hoặc các mặt tường cũ,… đều phải mài bằng máy chuyên dụng trước khi thi công Polyurethane 1 thành phần. Sau đó vệ sinh sạch bề mặt bằng máy thổi bụi, máy hút bụi,…Độ ẩm bề mặt bê tông trước khi thi công lớp chống thấm phải nhỏ hơn 8%.

Bước 3 : Thi công lớp sơn lót

Thi công lớp lót là bước rất quan trọng giúp tăng khả năng bám dính.

Lớp lót cần phải được áp dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và có thời gian khô đủ trước khi tiến hành sơn lớp chống thấm.

Bước 3: Khuấy trộn vật liệu

Khuấy trộn vật liệu chống thấm Polyurethane bằng máy khuấy chuyên dụng trong khoảng thời gian được chỉ định bởi nhà sản xuất để đảm bảo độ đồng nhất và hiệu suất tốt.

Bước 4 : Thi công  lớp chống thấm Polyurethane.

Tiến hành quét lớp chống thấm Polyurethane đồng đều trên bề mặt.

Tiến hành thi công quét lớp chống thấm Polyurethane thứ nhất và chờ cho nó khô trước khi tiến hành quét lớp chống thấm Polyurethane thứ hai theo chiều vuông góc.

chống thấm sàn

Tổng kết lại

Công nghệ sơn chống thấm là công nghệ sản xuất cụ thể cho từng loại sơn chống thấm, mỗi loại sơn chống thấm có công thức sản xuất khác nhau, được xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, để được tư vấn chuyển giao công nghệ sơn chống thấm khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với số Hotline : 0943.188.318 để được tư vấn chuyên nghiệp nhất.

Câu Hỏi Thường Gặp

Trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại sơn chống thấm ?
Sơn chống thấm loại nào tốt nhất hiện nay ?

73 đánh giá Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

4.6
5
46 đánh giá
4
24 đánh giá
3
3 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá

1 bình luận cho Chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm

Gửi câu hỏi
N Nguyễn Nhật Anh
Chi phí chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm xi măng thế nào ? hiện tôi chỉ cần công nghệ sơn chống thấm xi măng tốt nhất, hệ như kova thì là tốt nhất
Quản trị viên
Chào anh ! cảm ơn anh đã quan tâm đến dịch vụ chuyển giao công nghệ sản xuất sơn chống thấm của Net Việt. Về chi phí anh vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn ạ ! Trân trọng !

Hỗ trợ 24/7

Manager

14:41

Xin chào ? Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn? Gửi tin nhắn ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Liên hệ với chúng tôi: