Chào mừng bạn đến với Sonchongtham.com.vn
Sân thượng là vị trí cao nhất của ngôi nhà, hoặc một công trình cụ thể, vì vậy việc tiếp xúc với nắng, mưa, độ ẩm thay đổi thất thường khiến bề mặt bê tông của sân thượng chịu ảnh hưởng ít nhiều, tùy vào chất lượng công trình sẽ sảy ra những hiện tượng như nứt rạn, thấm dột. Đó cũng là lý do các nhà thầu thi công luôn đặc biệt chú trọng đến việc chống thấm sân thượng ngay khi dự án bắt đầu triển khai xây dựng. Để khắc phục hiện tượng thấm dột từ sân thượng thì nên sử dụng phương pháp nào là tối ưu... Hãy cùng sơn chống thấm tìm hiểu chi tiết nhé !
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến sân thượng bị thấm dột
Đặc tính của sân thượng là trống, dễ thi công, vì vậy để chống thấm cho sân thượng, hiện nay có rất nhiều phương pháp thi công hiệu quả như : Sử dụng sơn chống thấm gốc xi măng, chống thấm Polyurethane PU, chống thấm bitum dạng lỏng. Dưới đây là chi tiết.
Những ưu điểm
Phương pháp sử dụng sơn chống thấm xi măng để chống thấm sân thượng là biện pháp thi công nhanh, đơn giản, hiệu quả cao, được xem là giải pháp hàng đầu trong việc ngăn ngừa và chống thấm dột. Sử dụng sơn chống thấm gốc xi măng đem tới nhiều lợi ích vượt trội như:
Bảo vệ bề mặt sân thượng hoàn hảo, ngăn nước thấm từ trên xuống.
Có khả năng chịu mài mòn, nước mặn và tính kháng kiềm cao.
Bề mặt sân thượng chịu được lực ma sát lớn, kháng lửa và chịu nhiệt độ cao tốt.
Bám dính tốt và tạo liên kết chặt chẽ với nền bê tông hoặc xi măng.
Chống bám bụi hiệu quả, phản quang tốt
Độ bền lên đến 15 năm
Dễ dàng vệ sinh và tẩy rửa hàng ngày.
Quy trình thi công hiệu quả
Chuẩn bị dụng cụ : Thi công chống thấm gốc xi măng cho sân thượng yêu cầu thợ thi công phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Chính vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị nhà thầu và thợ thi công cực kỳ quan trọng để đảm bảo mang lại hiệu quả cao và chất lượng công trình được tốt nhất sau khi thi công.
Dụng cụ thi công cần chuẩn bị những thiết bị và vật liệu sau: Quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang và kính, găng tay cao su, bay trát, súng phun áp lực, dụng cụ khuấy trộn, dụng cụ khoan đục, chổi, cọ, vật liệu sơn chống thấm xi măng.
Chuẩn bị bề mặt thi công
Cần vệ sinh bề mặt sân thượng sạch sẽ bụi bẩn và tạp chất sẽ làm tăng độ bám dính cho vật liệu chống thấm.
Sử dụng khoan, đục để đục lớp gạch, vữa, xi măng cũ trên bề mặt sao cho trơ ra lớp nền cốt. Sau đó màu bề mặt bằng máy mài. Dọn dẹp lại sàn bằng chổi, cọ và rửa sạch sân thượng cho khô ráo tự nhiên.
Xử lý các khe nứt, vết gãy trên bề mặt bằng chất chống thấm co giãn.
Trường hợp là tường mới, hãy để cho kết cấu vữa xi măng ổn định tối thiểu là 12 ngày. Còn đối với sàn tối thiểu là 21 ngày.
Tiến hành thi công sơn chống thấm sân thượng
Thực hiện sơn phủ 1 lớp sơn chống thấm xi măng lên bề mặt sân thượng, và vị trí cần chống thấm.
Sau khi sơn phủ lớp thứ nhất, để bề mặt sàn khô trong vòng 6 – 8 giờ. Sau đó thi công tiếp lớp sơn thứ 2.
Có thể sơn phủ lớp thứ 3 để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất. ( Lưu ý lớp thứ 3 cách lớp thứ 2 từ 6 – 8 giờ )
Chi phí giá thành sơn chống thấm xi măng
Tóm lại
Việc sử dụng sơn chống thấm xi măng cho chống thấm sân thượng là giải pháp hoàn hảo giúp xử lý triệt để hiện tượng thấm dột từ trên xuống. Từ đó tạo lớp bảo vệ bền bỉ và nâng cao thẩm mỹ cho công trình, chi phí giá thành hợp lý, phương pháp thi công đơn giản. Là giải pháp được nhiều nhà thầu sử dụng.
Sơn chống thấm Polyurethane PU là chất chống thấm một thành phần, dạng lỏng, sau khi lưu hóa sẽ tạo thành lớp màng polyurethane đàn hồi, đóng rắn nguội. Polyurethane là vật liệu chống thấm ưu việt, dễ dàng thi công, chất lượng ổn định, bền vững trong mọi điều kiện khắc nghiệt.
Sở hữu chất lượng vượt trội, độ bám dính tốt, có tính đàn hồi cao, che phủ mọi vết nứt, chống tia cực tím. Sơn chống thấm Polyurethane PU luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu thi công.
Ưu điểm nổi bật của sơn chống thấm Polyurethane PU
Có khả năng tạo ra lớp màng chống thấm mạnh mẽ, ngăn nước và ẩm ướt xâm nhập vào bề mặt được bảo vệ.
Tạo ra một lớp màng đàn hồi có khả năng co giãn dài lên tới 500% và thu hẹp, đặc biệt quan trọng khi bề mặt bị chịu sự biến đổi nhiệt độ.
Bám dính được trên nhiều bề mặt như bê tông, gỗ, kim loại, và nhiều vật liệu khác.
Chống lại tác động của tia tử ngoại (UV), giúp bảo vệ bề mặt khỏi phai màu và hao mòn do ánh nắng mặt trời.
Có khả năng chịu sốc nhiệt và biến thiên nhiệt độ đáng kể, giúp duy trì tính chất chống thấm trong các điều kiện thời tiết biến đổi.
Độ bền cao, giúp nâng cao tuổi thọ cho công trình
Quy trình thi công khá đơn giản không cần thiết bị máy móc phức tạp, và thời gian thi công thường nhanh hơn so với một số loại sơn chống thấm khác.
Nhược điểm
Sơn chống thấm Polyurethane PU thường có giá thành cao hơn so với một số loại sơn chống thấm khác. Việc thi công chống thấm Polyurethane đòi hỏi kỹ thuật cao, và việc không tuân thủ quy trình có thể dẫn đến lớp màng không đồng đều hoặc lỗ hổng, làm giảm hiệu suất chống thấm.
Giá thành sơn chống thấm Polyurethane PU
Phương pháp thi công hiệu quả
Dụng cụ thi công Rulo, máy khuấy
Chuẩn bị bề mặt thi công
Bề mặt thi công phải đảm bảo sạch sẽ khô ráo, bề mặt bê tông cũ hoặc mới, bề mặt gạch gốm, gạch men hoặc các mặt tường cũ,… đều phải mài bằng máy chuyên dụng trước khi thi công Sơn chống thấm Polyurethane PU. Sau đó vệ sinh sạch bề mặt bằng máy thổi bụi, máy hút bụi,…
Bề mặt áp dụng như : Chống thấm Logia ban công, sàn mái lộ thiên, chống thấm nhà vệ sinh
Độ ẩm bề mặt bê tông trước khi thi công lớp chống thấm phải nhỏ hơn 8%
Toàn bộ các vật liệu rời rạc, các vật liệu làm giảm độ bám dính giữa màng chống thấm và lớp nền như dầu mỡ, vữa, bụi bẩn... phải được loại bỏ.
Các khuyết tật của bề mặt bê tông phải được sửa chữa bằng vữa chuyên dụng.
Các vị trí góc cạnh, vị trí sát chân tường, chân vách phải được vát góc hoặc được bo tròn bằng vữa hoặc bê tông.
Bề mặt bê tông phải đảm bảo đặc chắc trước khi thi công chống thấm. Các lỗ rỗng hoặc khoảng hở có kích thước lớn hơn 5 mm phải được trám vá hoặc lắp đầy.
Các vết nứt kết cấu phải được sửa chữa trước khi thi công chống thấm.
Tiến hành thi công lớp lót
Thi công lớp lót trước khi thi sơn chống thấm Polyurethane PU thi công bằng chổi quét, con lăn hoặc máy phun chuyên dụng. Định mức thi công 0.2 – 0.3 kg/lớp/m2. Thời gian chờ lớp lót khô để thi công các lớp phủ: Tối thiểu 24 giờ.
Tiến hành thi công lớp sơn chống thấm gốc xi măng làm lớp sơn lót tạo bám dính kết nối.
Chờ sơn lót khô trong khoảng thời gian tối thiểu là 24 giờ sau khi thi công xong. Sau đó tiến hành thi công sản phẩm sơn chống thấm Polyurethane PU lớp thứ nhất
Tiến hành thi công sơn phủ
Thi công lớp sau cách lớp trước 4 – 5 giờ. Thi công tối thiểu 2 - 3 lớp. Trong điều kiện đặc biệt có thể thi công > 3 lớp. Lớp đầu tiên nên thi công mỏng với định mức 0.50 kg/m2. Các lớp tiếp theo thi công với định mức 0.75 kg/m2. Để cho lớp cuối cùng khô hoàn toàn trong vòng 72 giờ trước khi thi công các lớp hoàn thiện bên ngoài.
Sơn chống thấm gốc Bitum là loại chất chống thấm gốc Bitum Bazo, hệ nước một thành phần, thi công nguội, khô nhanh. Sau khi khô tạo thành một lớp phủ mịn, bền và linh hoạt, chịu nhiệt tốt và chống thấm cao. Sơn có khả năng kết dính tốt với lớp vữa/bê tông cũ, lấp kín các vết nứt, công nghệ liên kết đa chiều tăng khả năng đàn hồi, biến dạng được theo biến dạng kết cấu của vật liệu
Ưu điểm của sơn chống thấm gốc Bitum
Thi công dễ dàng, bám dính chặt, che kín vết nứt, đàn hồi dẻo dai, khô nhanh phù hợp nhiều mục đích chống thấm và đặc biệt có giá thành rất hợp lý. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật
Kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt, rạn chân chim
Được liên kết để sử dụng trên các kết cấu cũ và mới
Khô nhanh, tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt co giãn
Dễ thi công bằng chổi, con lăn, máy phun
Gốc nước, không chứa dung môi
Không mùi, thân thiện môi trường.
Ứng dụng của sơn chống thấm gốc Bitum
Thi công vị trí bê tông âm đất như tầng hầm, bề ngoài của móng các tòa nhà
Ban công, chống thấm sân thượng, logia…
Sàn mái phẳng
Chống thấm tường.
Giá sơn chống thấm Bitum cập nhật mới nhất và liên tục
Biện pháp thi công sơn chống Bitum
Bề mặt nền phải được làm sạch trước khi thi công, đặc chắc và không đọng nước và không bị nhiễm các chất làm bẩn bề mặt như dầu nhờn, hợp chất bão dưỡng và bụi bề mặt.
Lớp lót chống thấm
Thêm 20 - 50% nước vào sơn chống thấm Bitum và khuấy trộn đều
Dùng con lăn, máy nén phủ một lớp lót lên bề mặt.
Để cho lớp lót này khô hoàn toàn trước khi thi công các lớp tiếp theo.
Trong trường hợp nền xốp và có độ thẩm thấu cao, phải làm ướt bề mặt trước. Tránh để đọng nước.
Ở những vị trí yếu hoặc bề mặt có vết nứt thì nên kết hợp với lưới thủy tinh chống thấm chống nứt để đạt hiệu quả cao nhất.
Thi công
Thi công chống thấm Bitum lên bề mặt sạch và đã được lăn lót bằng công cụ con lăn sơn, hoặc máy phun công nghiệp
Khi phun lên mặt tường ngoài bên dưới lòng đất, phải bảo đảm bề mặt được phủ một lớp dày đều và không còn các lỗ kim.
Để chống thấm tốt nên thi công 3 lớp.
Chờ các lớp khô mặt trước khi thi công các lớp kế tiếp.
Sân thượng là điểm tiếp xúc nắng, mưa thất thường, chịu sự thay đổi trực tiếp của khí hậu, vì vậy việc sử dụng các phương pháp chống thấm cho sân thượng là việc ưu tiên hàng đầu khi khởi công dự án, biện pháp thi công chủ yếu là sử dụng các lại sơn chống thấm chuyên dụng để thi công.
Để được mua sơn chống thấm sân thượng, khách hàng có thể tham khảo một số sản phẩm sơn chống thấm tại website, hoặc liên hệ trực tiếp với số Hotline : 0943.188.318 để được tư vấn chi tiết
Manager
16:48
Liên hệ với chúng tôi:
0 bình luận cho Phương pháp thi công chống thấm sân thượng