Chào mừng bạn đến với Sonchongtham.com.vn
Hồ cá là nơi chứa nước 24/24 và có thể xây dựng ngay trong nhà nên việc giúp hồ cá không chịu tác động của các tác nhân khác là dễ hiểu. Việc chống thấm hồ cá là việc hết sức cần thiết để bảo vệ công trình. Bài viết dưới đây sẽ nói về kinh nghiệm chống thấm hồ cá.
Hiện nay, có rất nhiều cách để xử lý hồ cá bị thấm nước hiệu quả, mỗi cách sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là kinh nghiệm chống thấm hồ cá mà chúng tôi đã rút ra được.
Polycoat là loại vật liệu chống thấm và có khả năng cách nhiệt. Được đánh giá là phù hợp với điều kiện thời tiết ở Việt Nam nhờ có tính co dãn cao.
Bước 1: Làm sạch bề mặt công trình
Loại bỏ các chất cặn bã, bụi bẩn,...là điều rất cần thiết để vật liệu có thể bám dính tốt nhất trên bề mặt. Có thể dùng chổi hay máy hút bụi để vệ sinh.
Bước 2: Trét vữa xi măng gốc
Lớp xi măng này đóng vai trò kết hợp với lớp chống thấm hồ cá. Trét lớp vữa xi măng với độ cao 1-2cm là phù hợp.
Bước 3: Lớp lót chống thấm
Trộn Polycoat với 20% nước sạch để pha loãng, khuấy đều rồi phun hoặc lăn đều lên đáy và thành hồ cá.
Bước 4: Sơn chống thấm Polycoat
Quét một lớp Polycoat lên toàn bộ bề mặt thi công và đợi cho lớp đầu tiên khô hoàn toàn rồi tiến hành bước tiếp theo.
Bước 5: Kiểm tra hiệu quả chống thấm của sơn
Đợi sau khi lớp Polycoat khô hoàn toàn, sau đó bơm nước vào hồ cá để kiểm tra hiệu quả chống thấm của sơn.
Các ưu điểm mà chống thấm bằng màng tự dính mang lại như:
Nhược điểm của màng chống thấm tự dính là khó thi công ở các chỗ góc cạnh hẹp, khu vực thi công lồi lõm. Ở những vị trí khó như vậy, người thi công đòi hỏi phải có kỹ thuật cao mới có thể đảm bảo được chất lượng công trình.
Chống thấm màng khò sẽ gây mất thời gian trong công đoạn gia nhiệt nhưng phương pháp này vẫn được ưa chuộng và áp dụng phổ biến bởi tính tối ưu của nó mang lại.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Vệ sinh bề mặt hồ cá là việc rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng thành phẩm. Bề mặt thi công sạch sẽ thì khả năng bám dính mới cao và ngược lại.
Bước 2: Xử lý vị trí không bằng phẳng
Những vị trí không bằng phẳng sẽ được trét kín và xử lý bằng lớp vữa xi măng.
Bước 3: Đo và cắt màng chống thấm
Công đoạn này phải đảm bảo rất tỉ mỉ và cẩn thận. Tiến hành đo và cắt màng chống thấm cho phù hợp với từng mảng tưởng, đáy và thành hồ cá.
Bước 4: Sơn lót bề mặt
Quét lớp sơn lót mỏng lên hồ cá và đợi khô tự nhiên. Lớp sơn lót có tác dụng tăng độ bám dính cho màng chống thấm.
Bước 5: Khò màng chống thấm
Đặt màng chống thấm vào vị trí đã được thi công sơn lót, dùng đèn khò để khò lên bề mặt tấm màng chống thấm. Cần ép phần màng những vị trí đã khò, tránh gây ra hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 6: Làm kín các mảng tiếp giáp
Dùng bay để miết mạnh để làm kín các mảng tiếp giáp. Ở các góc cạnh, cần gia công nhiều lớp màng hơn.
Bước 7: Kiểm tra hiệu quả chống thấm
Đợi màng khô hoàn toàn rồi bơm nước vào hồ cá để kiểm tra hiệu quả.
Bên trên là những kiến thức sơn chống thấm, chúc các bạn áp dụng thành công
Manager
15:36
Liên hệ với chúng tôi:
0 bình luận cho Kinh nghiệm chống thấm hồ cá