Chào mừng bạn đến với Sonchongtham.com.vn

Cách xử lý sơn chân tường bị muối hóa một cách hiệu quả

Đăng bởi: Phạm Cương Ngày 28-12-2023 | 79 lượt xem

Những công trình gặp phải sự cố sơn ẩm, sùi muối trắng, gây mất thẩm mỹ, giảm tuổi thọ công trình, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy làm thể nào để khắc phục hiện tượng sơn sùi muối ?, đâu là giải phảp hiệu quả ? Hãy cùng sơn chống thấm tìm hiểu chi tiết qua những nội dung sau.

Sơn chân tường bị muối hóa là gì ?

Hiện tượng sơn ở chân tường bị muối hóa là hiện tượng xuất hiện những mảng màu lốm đốm với những kích thước loang lổ khác nhau, tùy vào mức độ nặng sẽ có nhận biết khác nhau, thông thường sơn bị sùi muối hóa có màu trắng hoặc màu vàng nhạt của muối khoáng gốc clorua. Lớp muối này rỉ ra từ lớp vữa hoặc gạch, tiếp nước trong thời gian dài. Vị trí xuất hiện thường ở những nơi tiếp xúc với nguồn nước, khe nứt, chân tường, lan can, giáp ranh giữa các tầng, phòng của công trình.

tuong-am-dan-den-sui-muoi

Nguyên nhân sơn chân tường bị muối hóa là gì ?

Dưới đây là những nguyên nhân xuất hiện sơn chân tường bị muối hóa sảy ra bởi những nguyên nhân như sau :

Sơn ép khi tường chưa khô, một số công trình thi công gấp cho kịp tiến độ khi tường nhà vẫn còn ẩm, chưa đạt độ khô đúng tiêu chuẩn.

Hơi ẩm thoát ra từ vật liệu vữa, xi măng mang theo hàm lượng muối cao vượt mức cho phép.

Sử dụng nước nhiễm bẩn phèn, mặn, lợ để trộn vữa xây và trát.

Gạch xây dựng không đảm bảo chất lượng, có thể là gạch được làm từ đất bị nhiễm mặn, nung chưa đủ lửa ( gạch non ) dễ hút ẩm và giữ ẩm.

Tường nhà bị thấm tạo môi trường nấm mốc.

Thi công cán sàn vượt dầm bê tông chống thấm

Sử dụng sơn lót không đảm tiêu chuẩn kháng kiềm kháng ẩm

Thợ thi công không có kinh nghiệm, tay nghề cao dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.

Những dấu hiện nhận biết sơn chân tường bị muối hóa

Hiện tượng chân tường bị muối hóa rất dễ nhận biết bằng mắt thường, dưới đây là những đặc điểm nhận biết cơ bản qua hình ảnh và video quan sát thực tế để đưa ra biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu để nhận biết nhé !

Sơn tường bị bong tróc

Bề mặt lớp sơn chân tường bị bong tróc, phồng rộp, mọc phấn tơ, là những dấu hiệu cho thấy tường nhà bị muối hóa. Trực tiếp khiến cho ngôi nhà trông mất thẩm mỹ, xuống cấp, hư hại nhanh chóng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

hiện tượng muối hóa chân tường

Mọc nấm trắng trên bề mặt tường nhà

Có thể nói đây là dấu hiệu cho thấy rõ nhất hiện tượng sơn chân tường bị muối hóa. Hiện tượng tường nhà mọc nấm trắng trên bề mặt chắc chắn nguyên nhân do gạch non, tiếp xúc với nguồn nước ở trạng thái liên tục. Những vết trắng loang lổ, dày đặc li ti này nổi lên trên bề mặt tường.

tường bị nấm trắng

Cách xử lý sơn chân tường bị muối hóa hiệu quả nhất

Có thể nói, hiện tượng muối hóa tường nhà khiến cho không gian mất đi tính thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình cũng như kết cấu ngôi nhà cũng ảnh hưởng không ít, ảnh hưởng sức khỏe con người khi tiếp xúc nhiều. Để xử lý tình trạng sơn tường bị muối hóa gia chủ, thợ thi công sơn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

xác định nguồn gây thấm

Xác định nguồn gây thấm và xử lý triệt để

Trước khi xử lý hiện tường chân tường bị phồng rộp, phấn hóa, thì bạn cần phải tìm nguồn gốc gây thấm, xác định vị trí thấm bởi những tác nhân nào, sau đó sẽ tiến hành xử lý chống thấm cốt lõi rồi mới tiến hành các bước tiếp theo.

Thi công bề mặt

Sử dụng những công cụ thi công sơn như cảo, dũi, chổi sắt, máy chà nhám để làm sạch lớp sơn bị sùi muối hóa của bề mặt tường. Sau đó sử dụng máy hút bụi, chổi vệ sinh sạch vật liệu thải từ trên tường xuống. Trong trường hợp tường bị lồi lõm, không bằng phẳng sau khi vệ sinh, thì bạn cần trát lại bằng vậy liệu vữa, bột bả tường, chờ khô và thực hiện đánh nhám phẳng bề mặt.

xử lý chân tường bị muối hóa

Kiểm tra bề mặt sau khi xử lý

Bạn cần kiểm tra bề mặt tường đã vệ sinh đạt chuẩn hay chưa? Bề mặt tường cần đảm bảo không còn bụi bẩn, tạp chất dư thừa, không dính dầu mỡ...

Sử dụng bột bả giúp làm bằng phẳng bề mặt thi công, loại bỏ các vết lồi lõm, khuyết tật bê tông nếu còn sót của quy trình trước.

Đo kiểm tra độ ẩm tường trước khi thực hiện các bước tiếp theo, nếu không đạt độ ẩm tuyệt đối không thi công.

thi công chống thấm

Thi công sơn lót chống thấm 

Sau khi kiểm tra bề mặt, đạt độ ẩm bề mặt thì bạn có thể thực hiện thi công sơn lót chống kiềm đặc biệt. Tùy vào chất lượng của mỗi hãng khác nhau, bạn lựa chọn loại sơn lót kháng kiềm tốt nhất để xử lý. Sử dụng con lăn sơn hoặc chổi quét thi công lớp đầu tiên, để khô hoàn toàn lớp thứ nhất rồi mới thi công tiếp lớp sơn tiếp theo.

Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện

Sau khi bề mặt lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, lúc này bạn có thể thi công 2 lớp sơn phủ, mỗi lớp cách nhau 1 ngày là đảm bảo chất lượng chống thấm nhất. Do xử lý sự cố nên thợ thi công cần lưu ý về thời gian thực hiện của các quy trình. Như vậy mới đảm bảo được chất lượng sau khi xử lý.

Bên trên là những kiến thức sơn, nguyên nhân, cách nhận biết sơn chân tường bị muối hóa, cùng với đó là cách xử lý triệt để hiện tượng.

Chúc các bạn thành công !

34 đánh giá Cách xử lý sơn chân tường bị muối hóa một cách hiệu quả

3.9
5
15 đánh giá
4
7 đánh giá
3
6 đánh giá
2
4 đánh giá
1
2 đánh giá
Chọn đánh giá

1 bình luận cho Cách xử lý sơn chân tường bị muối hóa một cách hiệu quả

Gửi câu hỏi
N Nguyễn Đình Vũ
Bài viết chia sẻ về cách khách phục hiện tượng muối hóa rất hay và bổ ích
AAdmin
Cảm ơn anh đã chia sẻ đánh giá mà sơn chống thấm chia sẻ

Hỗ trợ 24/7

Manager

11:34

Xin chào ? Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn? Gửi tin nhắn ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Liên hệ với chúng tôi: