Chào mừng bạn đến với Sonchongtham.com.vn

Những biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả

Đăng bởi: Phạm Cương Ngày 19-12-2023 | 64 lượt xem

Chân tường là nơi tiếp xúc trực tiếp nền nhà với kết cấu của công trình, vì vậy việc lưu ý đến khâu chống thấm ngược ngay từ khi tính toán xây dựng cũng giúp cho công trình đó đảm bảo hơn về chất lượng cho quá trình sử dụng. Vậy chống thấm chân tường là gì ? tại sao chúng ta chống thấm chân tường, có những loại chân tường nào thường xuyên bị thấm ? dưới đây là tất cả những kiến thức hãy cùng theo dõi chi tiết nhé.

Chân tường là gì ?

Chân tường là đường ranh giới giữa tường nhà với nền nhà giúp kết nối cả không gian lại với nhau. Thông thường tùy vào chất lượng cũng như thiết kế của mỗi công trình công trình khác nhau, để có thiết kế kết cấu có giằng bê tông, hoặc không có giằng bê tông.

cách chống thấm chân tường hiệu quả

Nguyên nhân gây thấm chân tường là gì ?

Hiện tượng thấm chân tường, là hiện tượng nước và hơi ẩm từ thẩm thấu từ dưới nền lên trên cao theo cơ chế "bấc đèn dầu", duy trì trong thời gian dài, lượng ẩm tích tụ lâu ngày sẽ phá hủy lớp kết cấu như vữa, gạch...từ đó gây ẩm mốc, bong tróc sơn tường, trực tiếp làm giảm tuổi thọ kết cấu tường nhà. Đối với những vị trí bị thấm từ chân tường lên trong thời gian dài, lượng nước và hơi ẩm nhiều đẩy lên trên cao 1 - 2 mét, kéo theo một lượng muối khoáng gốc clorua, sunfat ... ăn mòn và phá hủy kết cấu tường, sảy ra hiện tượng muối hóa chân tường, mốc trắng. Dưới đây là nguyên nhân cơ bản

Thi công tường tầng một không có dằng bê tông.

Thi công sàn bền vượt quá dằng bê tông, tiếp xúc trực tiếp nền nhà với sàn nhà

Do đường ống nước từ nhà vệ sinh đi dưới sàn nhà làm ẩm chân tường (xảy ra nhiều ở các khu chung cư)

Trường hợp thi công tường tầng 1 không có dằng bê tông

Hiện tượng thấm chân tường thường xuyên sảy ra đối với tường của những công trình xây dựng cách đây từ 20 - 40 năm, thời điểm mà công nghệ trong xây dựng còn nhiều mặt hạn chế, hoặc những công trình thấp cấp. Những vị trí tường không có dằng bê tông thường bị thấm ẩm với mức độ rất nặng, gây mục nát, dẫn đến việc xử lý chống thấm là rất khó khăn.

xử lý chân tường bị thấm mốc

Thi công sàn bền vượt quá dằng bê tông

Chân tường bị thấm cũng là bởi một số lý do như thợ thi công tính toán phần cốt sàn, dẫn đến việc cán sàn vượt dằng bê tông chân tường, lúc này mặt sàn kết nối trực tiếp với tường nhà mà bỏ qua dằng bê tông, dẫn đến việc tiếp xúc ẩm trực tiếp từ sàn lên chân tường gần như rất thuận lợi. Sau một thời gian tiếp ẩm, thì tường sẽ sảy ra hiện tượng tường bị phá hủy lớp kết cấu, muối sunfat nổi ra bề mặt, sau đó là lớp vữa bị rời ra khỏi kết cấu của tường.

cách chống thấm chân tường

Đường ống nước chạy ngầm dưới sàn nhà, chân tường bị rò rỉ

Thông thường sự cố gây thấm này thường sảy ra với những dự án công trình nhà chung cư, hệ thống đường ống dẫn nước được đi ngầm dưới sàn nhà ( dưới gạch ốp sàn ), vì một lý do nào đó như sự co giãn của bê tông dẫn đến mối nối ống bị hở, tác động của áp lực nước đường ống gây rò rỉ nước.

Tại sao cần chống thấm chân tường?

Công trình sử dụng sảy ra hiện tượng bị thấm ẩm chân tường, gây sự cố hỏng kết cấu công trình, mất mỹ quan, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chống thấm chân tường là biện pháp cần thiết để khắc phục những hiện tượng trên.

chống thấm chân tường bị muối hóa

Những biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả

Hiện này có rất nhiều biện pháp để chống thấm chân tường, phải kể đến như chống thấm ngược, đục loại bỏ - tìm nguồn thấm, sửa chữa kết cấu, sử dụng vật liệu sơn chống thấm, chất chống thấm chuyên dụng... Dưới đây là những cách cơ bản.

Chống thấm ngược chân tường bằng phụ gia chống thấm dạng lỏng thẩm thấu

Biện pháp chống thấm ngược chân tường được sử dụng phổ biến bởi hiệu quả cao, tuy nhiên quy trình thi công khá phức tạp. Để thực hiện việc chống thấm ngược chân tường, đòi hỏi thợ thi công phải có kinh nghiệm, cũng như trang bị dụng cụ thi công chuyên nghiệp, và thực hiện đúng các quy trình.

chống thấm chân tường bằng chất lỏng

Chống thấm dạng lỏng, là chất chống thấm dạng thẩm thấu vào vật liệu, được hình thành bởi dung dịch biến tính, nước, một số phụ gia. Khi thi công thấm sâu vào vữa, tạo phản ứng Silic phát triển Gel để lấp những lỗ nhỏ xíu. Mao dẫn và hàn gắn đường nứt tới 0,3mm, giúp kéo dài độ bền và chống thấm tốt hơn, thi công có thể máy phun sơn áp lực, quét bằng chổi, lăn vào các bề mặt của vữa, bê tông...Với biện pháp này thời gian tồn tại của lớp chống thấm có thể lên đến 15 - 20 năm.

Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm

Sử dụng cách chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm ngược cũng đem lại hiệu quả cao, phương pháp thi công cũng đơn giản cụ thể như :

  • Đối với tường cũ

Bạn xác định nguồn thấm, xử lý làm sạch bề mặt thấm, đủ điều kiện sơn, bạn sơn 2 lớp chống thấm lên vị trí chống thấm và tiến hành trát lại, sơn lót và sơn lại sơn trang trí bình thường, biện pháp này là biện pháp chống thấm lớp vữa trát của tường, tuy nhiên nếu mức độ ảnh hưởng lớn và không dứt được nguồn thấm, thì việc chống chỗ này thấm sẽ lại chuyển sang vị trí khác.

  • Đối với tường mới

Việc thi công sơn chống thấm ngược với tường mới thì dễ hơn, lúc này có thể nói việc chống thấm là dự phòng, bởi chưa sảy ra hiện tượng thấm, thì bạn chỉ cần lăn trực tiếp 2 lớp sơn chống thấm vào tường, để khô từ 2 - 5 ngày, tiếp tục lăn sơn lót và sơn phủ bình thường.

Chống thấm chân tường bằng Gel chống thấm

Phương án thi công này khá phức tạp, tuy nhiên hiệu quả mang lại rất cao. Để thực hiện chống thấm bằng cách này, đầu tiên bạn cần xác định nguồn thấm, vệ sinh vị trí cần chống thấm, khoan định vị lỗ âm sâu trong chân tường, tùy theo chiều dày của vách tường, yêu cầu đặt mũi khoan theo góc 45 độ, quá trình khoan nên nhẹ tay và từ từ tránh làm vỡ tường gạch. Các bước cụ thể như

Bước 1: Đục tháo dỡ hoàn toàn lớp mặt bê tông bị thấm nước, từ những vị trí bị thấm đó bạn nên đục rộng ra tầm 5 cm, nếu tường còn chắc thì bạn có thể bỏ quan công đoạn này

Bước 2: Dùng máy khoan bắn đục một lỗ âm sâu trong chân tường từ 10 – 15 cm tùy theo chiều dày của vách tường, yêu cầu đặt mũi khoan theo góc 45 độ, quá trình khoan nên nhẹ tay và từ từ tránh làm vỡ tường gạch

Bước 3: Sử dụng súng bắn Silicon gắng tuýp chống thấm dạng gel rồi từ từ bơm vật liệu vào chân tường theo những lỗ đã khoan. Định mức sử dụng trung bình 1 tuýp dùng được 2m đường gạch. Đợi tầm 4 tiếng để vật liệu keo Gel thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Bước 4: Sau khi hoàn tất bơm Gel vào chân tường thì đến lúc này bạn cần thi công trộn vữa xi măng để trát làm mặt phẳng lại, và hoàn thiện những bước tiếp theo.

chân tường bị thấm mốc do hư hại

Tổng kết lại

Chân tường là vị trí rất quan trọng của mỗi công trình, nếu sơ xuất trong việc chống thấm sẽ gây hậu quả đó là tường bị ẩm mốc, phồng rộp, chứa vi khuẩn...Ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan, không khí sống, và sức khỏe con người. Cho nên chống thấm chân tường ngay từ đầu là một quy trình không thể bỏ qua.

Chúc các bạn thành công

29 đánh giá Những biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả

4.3
5
10 đánh giá
4
19 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Chọn đánh giá

0 bình luận cho Những biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả

Gửi câu hỏi

Hỗ trợ 24/7

Manager

11:46

Xin chào ? Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn? Gửi tin nhắn ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Liên hệ với chúng tôi: